Lazang hợp kim - Hướng dẫn người mua. Nên chọn Lazang độ hay Lazang nguyên bản?

Lazang - hay còn có tên gọi đơn giản hơn là Vành bánh xe, Mâm xe là một trong những phụ kiện phổ biến nhất và có thể tìm thấy trên khắp thị trường ô tô tại Việt Nam. 

Lazang hợp kim là gì?

Lazang hợp kim là loại Lazang không phải do nhà sản xuất xe hơi thiết kế, mà thường được nghiên cứu và sản xuất bởi những đơn vị chuyên về phụ kiện xe hơi. Chúng thường được làm từ hợp kim nhôm hoặc Magie, có tác dụng làm đẹp cho xe và một số những ưu điểm khác.

Sự khác biệt giữa Lazang hợp kim ( Lazang độ) và Lazang thường (nguyên bản) là gì?

Theo truyền thống, Lazang ô tô được làm bằng thép. Lazang hợp kim khác với Lazang nguyên bản ở một số điểm: Chúng được làm từ hợp kim nhôm hoặc Magie, hoặc cả 2. Thông thường Lazang hợp kim sẽ nhẹ hơn, bền và cứng hơn, giảm bớt áp lực đối với hệ thống treo của xe hơi. Điều này cho phép xe tăng tốc nhanh hơn. Những mẫu Lazang độ trông cũng bắt mắt hơn với nhiều kiểu dáng và màu sắc.

Chính vì sự khác biệt trong nguyên vật liệu, yếu tố kỹ thuật trong sản xuất và mẫu mã, nên Lazang hợp kim sẽ đắt hơn nhiều so với Lazang nguyên bản.

Trước khi bắt đầu sắm cho mình một bộ Lazang mới cứng, quý khách hãy tìm hiểu các thuật ngữ sau để có thể dễ dàng lựa chọn Mâm cho xe:

1. Đường kính vành bánh xe (inch): được tính bằng Inch và được điều chỉnh theo từng inch, ví dụ: Size 16", 17", 18". Thông thường, chúng ta có thể thay đổi mâm có kích thước lớn hơn mâm OEM tối đa 2-3 inch để duy trì cảm giác lái mượt mà.

Đường kính của dòng xe bán tải pickup thường từ 16 inch, 17 inch, 18 inch

mam-oto

2. Chiều rộng của vành bánh xe (inch): Chiều rộng được đo từ mép của vành trước tới mép của vành sau. Chỉ số này thường tăng theo 0.5 Inch ( ví dụ: 7.5", 8.5")

3. PCD: PCD là đường kính vòng tròn đi qua tâm của các lỗ bu lông. Giá trị của PCD thường sẽ đi cùng với số lượng đinh/lỗ cho bánh xe. Ví dụ, Isuzu D-Max có 6x139.7 PCD tức là bánh xe có 6 đinh tán/ lỗ và đường kính của đường tròn đi qua tâm lỗ này là 139.7 mm.

4. Offset (chênh lệch): là khoảng cách từ đường chính giữa của Vành bánh xe đến mặt tiếp xúc của vành xe với trục bánh xe, được đo bằng milimet. Offset (ET) sẽ quyết định mâm của xe đưa ra ngoài nhiều hay ít. Mâm có Offset càng âm thì bánh lòi ca càng nhiều

  • Trường hợp Offset = 0, điều đó nghĩa là bề mặt tiếp xúc giữa vành xe và trục bánh xe sẽ nằm trên đường chính giữa vành xe, thường thấy ở các dòng xe SUV
  • Trường hợp Offset <0 có nghĩa là bề mặt tiếp xúc ở phía sau (hoặc ở bên trong) đường chính giữa mâm, mâm nhô ra ngoài, thường thấy ở các dòng xe dẫn động cầu trước
  • Trường hợp Offset > 0 dương, lúc này bề mặt tiếp xúc ở phía trước (hoặc ở bên ngoài) đường chính giữa mâm, mâm hơi thụt vào, thường thấy ở xe dẫn động cầu sau, xe Offroad

5. Backspacing: Chỉ số này là khoảng cách từ bề mặt tiếp xúc tới mép phía trong của vành xe. Đặc điểm của chỉ số này có quan hệ chặt chẽ với offset (chúng ta không cần đo cũng có thể tính được mức gần đúng chỉ số backspacing bằng công thức [Độ rộng mâm/2] + [Offset] + [khoảng 1/4″]).

6. Centerbore: Chỉ số này của vành xe chính là kích thước lỗ trống phía sau của vành xe có tác dụng đặt vành xe ngay ngắn vào trục bánh xe. Đặc điểm lỗ trống này được tiện chính xác sao cho vừa khít vào trục bánh xe có tác dụng giúp bánh xe ngay ngắn, đồng thời giảm thiểu nguy cơ rung lắc.

7. Số lỗ bulong: số lỗ bu lông phải tương ứng để gắn được mâm. Thông thường xe hạng A thường dùng 4 lỗ, xe hạng B,C,D thường dùng 5 lỗ.

Để tìm hiểu thêm về các loại mâm độ dành cho xe bán tải Pick-Up, liên hệ ngay Hotline Việt Thái 4x4:


Zalo VietThai4x4 - Phụ kiện ô tô Messenger VietThai4x4 - Phụ kiện ô tô 0528 65 6666
1
Bạn cần hỗ trợ?