Ngày nay, thú chơi độ Mâm - Lốp không còn quá xa lạ đối với những người đam mê xế yêu. Một thuật ngữ mà bất kỳ ai độ mâm lốp đều đã từng nghe, đó là SPACER.
Vậy Spacer là gì?
Spacer là gì?
Wheel Spacer thường được giới độ xe gọi tắt là Spacer, là một phụ kiện cho xe hơi được làm bằng hợp kim nhôm cao cấp, chịu lực tốt và sản xuất theo dây chuyền khép kín để đảm bảo an toàn.
Spacer sẽ được lắp giữa mâm bánh xe và tăng bua của bánh xe.
Ở nước ngoài, Spacer là một cộng sự đắc lực mỗi khi độ xe, nhưng ở Việt Nam thì món đồ chơi này vẫn còn hơi xa lạ.
Công dụng của Spacer
A. Độ lòi bánh xe ra ngoài sau khi độ Widebody
Độ wide body - hay còn gọi là Body kit, có thể khá xa lạ với một số người, nhưng đây có thể hiểu đơn giản những miếng Ốp độ thân rộng, thổi phồng cơ bắp cho xe.
Trên các dòng xe SUV, Pickup, những người đam mê xe thường độ các loại Wide body như Cua Lốp, Ốp Hông Babule, làm thân xe rộng ra, cơ bắp hơn, tuy nhiên bánh xe lại bị thụt sâu vào bên trong kém thẩm mỹ.
Vì vậy sau khi lắp Wide body, bạn hãy lắp Spacer để thân xe và bánh xe cân đối hài hòa.
Nếu bạn chưa biết Bodykit là gì, tham khảo chuyên mục : Body kit xe hơi Việt Thái 4x4
B. Khắc phục hiện tượng cạ gầm cạ vào hệ thống treo (phuộc)
Một số người mong muốn có xe với ngoại hình hầm hố, hoặc thay đổi kích thước mâm lốp để lắp Mâm Lốp Offroad (thường ở các dòng SUV, Pickup). Do đó khi lắp vào xe, Ôm cua sẽ bị kích, va quệt vào gầm xe và hệ thống treo (phuộc nhún).
Spacer là giải pháp đẩy bánh xe ra ngoài, giúp xe hoạt động ổn định.
Tham khảo một số mẫu Mâm Offroad đẹp tại : Mâm - Lốp Offroad
So sánh ưu nhược điểm của Spacer
Ưu điểm | Nhược ĐIểm |
Cải thiện khả năng xử lý | Cần nhiều khả năng lái hơn |
Cho phép độ Mâm - Lốp cỡ lớn | Áp lực hơn tới hệ thống treo |
Cho phép phanh lớn hơn | |
Tăng thẩm mỹ cho xe | |
Không tốn kém | |
Dễ dàng lắp đặt |
Cải thiện khả năng xử lý
Lắp đặt Spacer giúp lái xe tốc độ cao rất an tàn, chắc và đầm tay. Spacer lắp đúng kỹ thuật giúp cải thiện khả năng xử lý tổng thể, độ bám đường, độ cua.
Cho phép Mâm Lốp cỡ lớn (Không gây cọ xát)
Những người chơi Offroad thường chọn loại lốp, mâm cao và lớn hơn hệ thống nguyên bản. Nếu không có Spacer, những chiếc lốp này sẽ bị kích, quệt vào gầm xe hoặc chắn bùn
Cho phép Phanh lớn hơn
Phanh hiệu suất (Larger Brake Callipers) thường to bản hơn phanh zin. Miếng đệm bánh xe Spacer sẽ tạo khoảng trống cho những người chơi độ hệ thống phanh.
Tăng thẩm mỹ cho xe
Chắc chắn khi lắp Spacer, là khi bạn đã lắp Body kit, hoặc Độ Mâm Lốp cho xe. Việc độ Spacer đưa 4 bánh ra ngoài giúp xe trở nên hầm hố, phong cách.
Không tốn kém
Một bộ Spacer tốt có giá khá thấp. Nếu tính toán trên những ưu - nhược điểm nó mang lại, đây chắc chắn là một món hời lớn tạo ra nhiều sự khác biệt với chi phí rất rẻ.
Cần nhiều khả năng lái hơn
Spacer cũng có những nhược điểm.
Việc lắp đặt Spacer khiến 2 bánh xe xa nhau (tăng độ rộng vòng cua), nên bạn sẽ cần nhiều thao tác hơn khi đánh lái. Tuy nhiên hiện tượng này chỉ cảm nhận được với tốc độ thấp.
Hơn thế nữa, với hệ thống lái trợ lực hiện đại ngày nay, nhược điểm này có thể bỏ qua.
Chú ý: Lắp đặt Spacer hoàn toàn không ảnh hưởng tới đồng hồ Công tơ mét, sai số chỉ xảy ra khi bạn độ Mâm - Lốp, tuy nhiên các sai số này cũng rất nhỏ.
Áp lực hơn tới hệ thống treo
Khi 2 bánh xe xa nhua hơn, hệ thống treo xe bị căng và phải làm việc nhiều hơn.
Đối với những người độ Hệ thống treo (phuộc, nhíp độ), nhược điểm này không thành vấn đề.
Đối với những người không độ phuộc, Ổ trục bánh xe sẽ ăn mòn nhanh hơn (nhưng không đáng kể)
Những thay đổi khi lắp Spacer lên ô tô
1. Độ chịu lực, truyền động
Nếu bỏ qua kết cấu thép chế tạo Spacer và coi 5 con bu lông đủ cường độ chịu lực. Sau khi lắp ta có thể coi Spacer và mâm là 1 khối, việc này giống như thay bộ mâm khác với offset âm hơn so với nguyên bản đúng bằng độ dày Spacer (offset là khoảng cách từ đường chính giữa mâm đến bề mặt tiếp xúc của mâm với trục bánh xe).
Như vậy thì:
- Lực tác dụng lên đầu trục không đổi.
- Cơ cấu truyền động không đổi.
- Cơ cấu phanh không đổi.
- Lực chịu uốn ở nan hoa của mâm lớn hơn.
2. Hệ thống lái
- Thước lái không cần chỉnh
- Góc lái không thay đổi
- Toe => Độ chụm/ xòe của bánh xe theo phương thẳng đứng không đổi
- Bán kính vòng cua thay đổi theo độ dày Spacer
- Đường kính vết bánh khi quay 1 vòng tăng lên.
Phân biệt Bộ đệm bánh xe và Bộ điều chỉnh bánh xe (Wheel Spacer và Wheel Adapter)
Wheel Spacers
Wheel Adapters
Nhiều người sẽ nhầm lẫn giữa Spacer và Adapter, đây là 2 loại Bộ đệm gần giống nhau, và gần như 80% ai cũng nhầm.
Bộ đệm bánh xe (Spacer) là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả một đĩa đẩy một bánh xe ra khỏi trung tâm, do đó làm giảm độ lệch tại đó. Bộ chuyển đổi bánh xe ( Adapter) thường là một bộ đệm của các loại, tuy nhiên, sự thay đổi trong mẫu bu lông (và có thể là lỗ trung tâm) xảy ra trong quá trình này.
Nói một cách đơn giản, Adapter = gián tiếp thực hiện những điều trên nhưng cụ thể hơn cho phép thay đổi kiểu bu lông từ 4 vấu thành 5 vấu. Spacer = một đĩa kim loại không làm gì khác ngoài việc đẩy bánh xe ra khỏi trung tâm khi được bắt vít.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, chúng ta có thể gọi chung cả 2 loại trên là Spacer, bởi chúng có chung một mục đích sử dụng.
Có nên lắp Wheel Spacers cho xe bán tải không?
Sự khác biệt khi độ bánh lớn và lòi ra nhiều hơn
Ở thị trường Việt Nam, xe bán tải hiện đang được trưng dụng bởi tính thực dụng của dòng xe Pickup - vừa đi làm, lại vừa đi chơi.
Việc lắp đặt Spacer cho xe bán tải có thể chia làm 2 loại.
Đối với những người sử dụng xe bán tải như một công cụ chuyên chở hàng hóa, làm việc thuần, không nên lắp đặt Spacer vì sẽ độn thêm các chi phí khác.
Đối với những người sử dụng bán tải đa dụng, đi Offroad, đổ đèo, lội suối, độ mâm lốp, phuộc, nhất định cần tham khảo Spacers để tránh cạ gầm và tăng thêm diện mạo hầm hố cho xe.
Chú ý: Đừng bao giờ mua Spacer giá rẻ!!!
Lưu ý dành cho những người có ý định độ Spacer, đó là KHÔNG BAO GIỜ được sử dụng Spacer giá rẻ.
Quý khách hàng khi chọn SPacer, phải chọn các loại Spacer được làm từ Hợp Kim Nhôm chịu lực 6061 trở lên, hoặc được làm từ các vật liệu chịu lực khác đủ tiêu chuẩn để dùng trong công nghiệp sản xuất Lazzang ô tô.
Đây là một ví dụ về việc mua SPacer giá rẻ.
Hãy chú ý khi lựa chọn mua Spacer, để ý đến những tạp chất hoặc các vệt xước kim loại trên bề mặt Spacer, đó là dấu hiệu cảu vật liệu chất lượng thấp.
Độ dày của Spacer cũng là điều cần quan tâm.
Ngoài ra, khi lắp cần lưu ý: Lắp Spacer vào ốc tacke nguyên bản của bánh xe chúng ta cần sử dụng keo chống trôi ốc để đảm bảo độ an toàn.
Spacer có giá bao nhiêu?
Giá lắp đặt Spacer có nhiều mức giá, phụ thuộc vào chất liệu, độ dày.
Trung bình giá lắp đặt bộ Spacers từ 3-7 triệu đồng.
Quý khách có nhu cầu tìm hiểu thêm và giá Spacers hợp lý cho xe, liên hệ Hotline: 052.865.6666
Độ Spacers ở đâu tại Hà Nội?
Việc lắp đặt Spacers lên các dòng xe Pickup đòi hỏi phải đúng kĩ thuật và tỉ mỉ từng chi tiết.
Không nên mua các loại Spacer giá rẻ trên thị trường và chỉ nên độ Spacer tại những đơn vị độ xe Chuyên Nghiệp.
Việt Thái 4x4 - Độ xe Việt Thái tự hào là Đơn vị độ xe bán tải tốt nhất miền Bắc.
Việt Thái 4x4 cung cấp dịch vụ độ mâm - lốp - lắp đặt Spacer cho xe bán tải, SUV an toàn, tận tâm, tỉ mỉ.
- Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực độ xe hơi
- Đội ngũ kĩ thuật lành nghề, tận tâm, tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ nhất
- Hệ thống Workshop với cơ sở hạ tầng hiện đại, sức chứa 6-7 xe giờ cao điểm
Đội ngũ kỹ thuật triển khai dự án Spacers